//CHẦU VĂN HAY HÁT VĂN – LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT

CHẦU VĂN HAY HÁT VĂN – LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT

Chầu văn hay hát văn còn được biết đến như hát bóng là loại hình nghệ thuật truyền thống của Người Việt. Hình thức lễ nhạc này có xuất xứ từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh, gắn liền với nghi thức hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Tam – Tứ Phủ. Chính vì thế, nó còn có tên gọi nữa là hát văn hầu đồng

Phần lời của các bản chầu văn thường sử dụng các thể thơ khác nhau như thơ thất ngôn, song thất lục bát, nhất bát song thất (hay song thất nhất bát), hát nói…với mục đích làm cho buổi lễ sống động, mời gọi các vị Tiên Thánh giáng trần.

Chầu văn hay hát văn còn được biết đến như hát bóng là loại hình nghệ thuật truyền thống của Người Việt,
thường được sử dụng trong các nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam – Tứ phủ vì thế
nó còn có tên gọi là hát văn hầu đồng. – Nguồn hình: Tứ Phủ Show – Nhà hát Việt

Người trình bày các bản hát văn được gọi là “cung văn”. Cung văn ngồi một bên trong nghi lễ, hai bên là nhạc công tấu nhạc và ban hát phụ họa. Người hát thường là các nghệ nhân lớn tuổi. Họ vừa chơi nhạc cụ vừa thay nhau hát trong một vấn hầu kéo dài khoảng 4 – 8 giờ đồng hồ. Nhạc cụ thường gồm: đàn nguyệt, trống ban (trống con), phách, cảnh, thanh la và một số các nhạc cụ khác như: sáo, trống cái, đàn thập lục, đàn nhị, kèn bầu, chuông, mõ, đàn bầu…

Hình ảnh ban cung văn trong một nghi lễ, gồm: người trình bày các bản hát văn, nhạc công tấu
nhạc và ban hát phụ họa – Nguồn hình: Google

Người hát chầu văn(cung văn) thường là các nghệ nhân cao tuổi, vừa chơi nhạc cụ, vừa hát và thay nhau
hát bè trong các vấn hầu kéo dài từ 4 – 8 giờ đồng hồ tại các nghi lễ hầu đồng. – Nguồn hình: Google

Hát chầu văn có một số hình thức biểu diễn gồm: hát thờ, hát thi, hát hầu (hát phục vụ hầu đồng, lên đồng) và hát văn nơi cửa đền.

Hát thờ: thường hát trước khi bắt đầu các giá văn lên đồng, vào các ngày lễ, tiệc thánh (ngày thánh đản sinh, ngày thánh hóa)
Hát hầu: Có hai trường hợp là hát hầu theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ và hát hầu trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần.
Nếu hát hầu theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ thì bắt buộc có ba giá tam tòa Thánh Mẫu và thường hầu tráng bóng, không tung khăn. Phổ biến như bài “Cô Đôi Thượng Ngàn”.
Nếu hát hầu trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần thì người ta có thể kết hợp hầu Tứ phủ hoặc hầu riêng. Hầu kết hợp với Tứ phủ thường thỉnh Tam tòa Thánh Mẫu đầu tiên. Nếu hầu riêng thì thỉnh đức Thánh Vương Trần Triều đầu tiên.
Hát văn cửa đền: thường diễn ra tại các đền phủ trong những ngày đầu xuân, lễ hội. Các cung văn hát chầu văn phục vụ khách hành hương đi lễ. Cung văn thường sẽ hát về vị thánh thờ tại đền và hát theo yêu cầu của khách hành hương. Lời bài ca đôi khi cũng được coi như một bài văn khấn nguyện của khách.
Hát chầu văn thường đi theo một giá đồng gồm có bốn phần chính:

Mời thánh nhập
Kể sự tích và công đức
Xin thánh phù hộ
Tiễn thánh
Bài ca thường được chấm dứt bằng câu hát: “Xe loan thánh giá hồi cung!”

Chầu văn hay hát văn xuất hiện nhiều ở Hà Nội và Nam Định. Lối hát văn Hà Nội được cho là bay bướm hơn hát văn Nam Định. Hát Văn Nam Định thường đơn giản, mộc mạc.


Tiêt mục hát Chầu Văn “Vận bốn mùa” do nghệ sĩ Kim Hồng và tốp nghệ nhân thành phố Huế thể hiện
trong một liên hoan dân ca toàn quốc. – Nguồn hình: Google

Vào khoảng 1954 – 1990 hát văn có thời gian bị mai một do hầu đồng bị coi là mê tín dị đoan và bị cấm hoạt động. Tới đầu những năm 90, hát văn mới có cơ hội phát triển lại và được quan tâm, bảo tồn một cách đúng đắn. Ngày nay, hát chầu văn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam, đồng thời được công nhận là di sản thế giới.

Please follow and like us:

Bài viết tương tự

Bán Cờ Tổ Quốc Toàn Quốc

Cửa hàng bán cờ Đảng tại Hà Nội

Cờ để bàn các nước đế đơn

Xưởng may cờ Tổ Quốc

Cho thuê trống trường học, trống khai giảng năm học mới